Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
  • Điểm tin
Thông tin, thông báo: DANH SÁCH HỌC SINH KIỂM TRA GIỮA KỲ 2, NĂM... - Thứ năm, 16 Tháng 3 2023 13:08
Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án: Ma trận kiểm tra giữa học kỳ 2, năm học... - Thứ ba, 07 Tháng 3 2023 14:40
Thời khóa biểu: THỜI KHÓA BIỂU HK 2, ÁP DỤNG TỪ 16.01.2023 - Thứ hai, 30 Tháng 1 2023 07:49
Kế hoạch giáo dục của nhà trường: KẾ HOẠCH KIỂM TRA CUỐI KỲ 1, NĂM HỌC 2022-2023 - Thứ ba, 03 Tháng 1 2023 10:08
Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án: Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 18:00
KHHĐ Tổ chuyên môn: Kế hoạch Tổ chuyên môn - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 15:51
Kế hoạch giáo dục của nhà trường: Kế hoạch năm học 2022-2023 - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 12:17
Thời khóa biểu: Thoi khoa bieu khoi Chieu - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 12:03
Thời khóa biểu: Thoi khoa bieu khoi Sang - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 11:57
Văn bản của nhà trường: KH Năm học 2022-2023 - Thứ tư, 28 Tháng 12 2022 22:48
Blue Grey Red
Chào mừng kỉ niệm 78 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2022)
Tin hoạt động

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ

 BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

    Hiện nay trên địa bàn Quảng Nam dịch sốt xuất huyết đang bùng phát mạnh, nên chúng ta cần nắm rõ được nội dung về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống bệnh:

mui sxh

   Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, người dân cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để tránh hậu quả đáng tiếc khi mắc bệnh. Sau đây là một số cách nhận biết về các đặc điểm, triệu chứng và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:

   1. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết:

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn (Aedes) là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó đốt sang người lành và truyền vi rút gây bệnh.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.

   2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:

 - Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân có những khoang trắng nên thường được gọi là muỗi vằn.

 - Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn,….

 - Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày sau đó đậu, núp vào chỗ tối.

    Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum vại, giếng, lốp xe, vỏ dừa, bình hoa…

   3. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:

   Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người mắc bệnh thể nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em.

   4. Các dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh sốt xuất huyết:

   - Thể nhẹ: người mắc bệnh thường có các dấu hiệu sốt cao đột ngột 39-400C, kéo dài từ 2-7 ngày liền, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội thường đau ở vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.

- Thể nặng: bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

   5. Một số việc cần làm khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết: cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Trường hợp nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú theo hướng dẫn của cán bộ y tế, có thể chăm sóc tại nhà như sau: cho người bệnh nghỉ ngơi tại nhà; cho người bệnh uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây; cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa; hạ sốt bằng thuốc Paracetamol liều lượng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lau nước ấm toàn thân khi sốt cao; theo dõi người bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng (sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.

   6. Các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết:                                          

   a. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng

  - Đậy kín các chum, vại, bể…chứa nước không để cho muỗi vào đẻ trứng.

  - Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy

  - Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước nhỏ( chum, vại, bể…) 1 tuần 1 lần

  - Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa

  - Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe….Lật úp các vật dụng chứa nước

   b. Các biện pháp phòng chống muỗi đốt

  - Mặc quần áo dài tay

  - Khi ngủ cần nằm màn kể cả ban ngày

  - Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa

  - Diệt muỗi bằng hóa chất như phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt.

 

Đoàn trường THPT Trần Văn Dư tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XXIII nhiệm kì 2022 - 2023

   Hoà trong không khí tuổi trẻ toàn tỉnh chào mừng thành công ĐHĐB Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX và chào đón năm học mới, sáng ngày 16/10/2022 Đoàn trường THPT Trần Văn Dư long trọng khai mạc ĐHĐB Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2022-2023.

ĐH1

   Về tham dự ĐH có Cô giáo Phan Thị Mỹ Thanh – Bí thư Chi bộ, hiệu trưởng nhà trường, đồng chí Huỳnh Đức Trí – Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Phú Ninh, Giáo viên chủ nhiệm của 19 Chi đoàn trực thuộc nhà trường, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Đại biểu tiểu đoàn huấn luyện cơ động BĐBP tỉnh Quảng Nam, Đoàn trường THPT Nguyễn Dục, Đoàn trường THPT Võ Nguyên Giáp.

ĐH2

   Đại hội đã kiểm điểm, đánh giá kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ qua, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn trường lần thứ XXII; xây dựng mục tiêu, phương hướng nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2022 - 2023 và bầu ra Ban Chấp hành khóa XXIII và nhân sự chủ chốt có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.

ĐH3 

   Tại phiên làm việc chính thức của Đại hội, Ban Chấp hành khóa XXII đã kiểm điểm nghiêm túc, thẳng thắn trước Đại hội, đúc rút những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên.

ĐH4

   Trong không khí dân chủ, Đại hội đã bầu ra 15 Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn trường khóa XXIII với kết quả tập trung cao, thể hiện ý chí, bản lĩnh, sức mạnh đoàn kết của tuổi trẻ nhà trường.

ĐH5

Người đưa tin: Nguyễn Ngọc Tiến

 
 

Phát huy giá trị tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh

   Chấn hưng và hiện đại hóa nền văn hóa, giáo dục của dân tộc là một vấn đề lớn trong chủ thuyết phát triển đất nước của Phan Châu Trinh, chủ thuyết Tam dân.

   Nhân kỷ niệm 150 năm Ngày sinh Phan Châu Trinh (9/9/1872 – 9/9/2022), sáng nay (9/9), UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh". Nhà yêu nước Phan Châu Trinh, người con ưu tú quê hương Quảng Nam là người khởi xướng, vận động và lãnh đạo Phong trào Duy Tân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.

   Nhà yêu nước Phan Châu Trinh hiệu Tây Hồ, sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, nay thuộc thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, một vùng quê giàu truyền thống yêu nước và hiếu học.

   Phan Châu Trinh sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đầy biến động, thời điểm cuối thế kỷ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Phan Châu Trinh cùng với Phan Bội Châu là 2 chí sĩ tiêu biểu nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.

   Mục tiêu cuối cùng trong công cuộc cứu nước của Phan Châu Trinh là giành độc lập dân tộc, dân chủ và dân quyền về mọi mặt cho nhân dân Việt Nam. Phan Châu Trinh chủ trương trước hết phải tiến hành “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đẩy mạnh cuộc canh tân về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Chấn hưng và hiện đại hóa nền văn hóa, giáo dục của dân tộc là một vấn đề lớn trong chủ thuyết phát triển đất nước của Phan Châu Trinh, chủ thuyết Tam dân.

   Tư tưởng của Phan Châu Trinh và phong trào do ông phát động là một phong trào văn hóa rộng lớn hướng tới mục tiêu trực tiếp là canh tân văn hóa bằng phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống của của dân tộc và tiếp thu các yếu tố hiện đại của nhân loại, chủ yếu là văn minh phương Tây. Tư tưởng và hoạt động của ông góp phần tạo ra sự chuyển biến văn hóa Việt Nam theo xu hướng hiện đại.  

  Tại hội thảo, hơn 60 tham luận của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả đất nước được trình bày với những nội dung chính như: Bối cảnh lịch sử tác động đến việc hình thành tư tưởng của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh; Tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh; Phát huy giá trị tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh trong giai đoạn hiện nay.

   Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam mong muốn các nhà khoa học, nhà nghiên cứu có thêm nhiều ý kiến đóng góp, đưa ra những nhận định, nguồn tài liệu, tư liệu mới và các góc nhìn, cách tiếp cận mới về tư tưởng của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh.

   "Làm sáng tỏ thêm về tư tưởng canh tân của Nhà yêu nước Phan Châu Trinh, nhất là việc vận dụng tư tưởng canh tân của bộ 3 "Tam kiệt Quảng Nam" (Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng), mà trong đó Nhà yêu nước Phan Châu Trinh đóng vai trò khởi xướng vào công cuộc đổi mới, xây dựng ý chí tự lực tự cường, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, tỉnh Quảng Nam giàu mạnh" - ông Lê Trí Thanh cho biết./.

Nguồn VOV Miền trung

 
 

Trường THPT Trần Văn Dư tưng bừng khai giảng năm học mới 2022-2023

Hòa nhịp trong không khí nô nức của cả nước chào mừng năm học mới và ngày Hội toàn dân đưa trẻ đến trường, sáng ngày 05 tháng 9 năm 2022, trường THPT Trần Văn Dư long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới, năm học 2022 – 2023.

hieu truong-min

Đến dự Lễ khai giảng và chúc mừng năm học mới cùng với Nhà trường có các đồng chí đại diện cho các cơ quan lãnh đạo huyện Phú Ninh với những lẵng hoa tươi thắm. Nhà trường trân trọng chào đón đồng chí Nguyễn Hữu Bình – UV BTV, Chủ nhiệm UBKT huyện ủy; đồng chí Huỳnh Đức Trí – Bí thư huyện đoàn cùng các đồng chí là lãnh đạo các xã lân cận trên địa bàn trường đứng chân của huyện Phú Ninh và có con, em đang theo học tập tại trường. Về phía Nhà trường, có đông đủ 57 cán bộ, giáo viên, nhân viên và hơn 700 học sinh của cả 3 khối lớp đến tham dự.

san khau-min

Sau phần nghi thức Lễ, thầy giáo Phan Văn Hùng – Phó Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng Nhà trường – đã đọc thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành giáo dục nhân ngày khai trường.

Cô giáo Phan Thị Mỹ Thanh – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Nhà trường – thông qua diễn văn khai giảng và đánh trống khai trường cho năm học mới, năm học 2022 – 2023.

cn1-min

Dịp này, ngân hàng BIDV chi nhánh Quảng Nam – đơn vị đồng hành với Nhà trường – đã phối hợp cùng quỹ khuyến học của Nhà trường trao những phần quà cho học sinh có thành tích xuất sắc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 và các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó học tập.

          Kết thúc buổi Lễ, thầy và trò trường THPT Trần Văn Dư phấn khởi, hân hoan bước vào lớp học, hứa hẹn một năm học mới với nhiều thành tích và kết quả tốt đẹp.

Tác giả: Thầy giáo Đặng Gia

 
 

Tự hào 77 mùa thu độc lập

   77 năm đã trôi qua, mỗi dịp thu về, người dân Việt Nam lại bồi hồi nhớ lại giờ phút thiêng liêng tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhớ về mùa thu năm ấy, chúng ta càng thêm tự hào về chặng đường vẻ vang 77 năm qua của đất nước.

 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (Ảnh tư liệu)

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 (Ảnh tư liệu)

   Sau cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám thắng lợi, ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong giờ phút thiêng liêng ấy, hàng triệu trái tim người Việt Nam như vỡ òa hạnh phúc vì “Nước Việt Nam từ máu lửa” đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Nhà nước dân chủ công nông đầu tiên ở Đông Nam Á được thành lập, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhân dân ta từ đây trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

   “Hỡi đồng bào cả nước,”…, “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”? Lời Bác gọi như lời hiệu triệu của non sông đất nước, thấm đẫm vào trái tim thế hệ người dân Việt Nam. Ngày 2/9/1945 đã trở thành cột mốc huy hoàng của dân tộc Việt Nam. Lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào trở thành công dân của một nước tự do và độc lập.

   77 mùa thu đã qua đi nhưng mỗi khi đến ngày Quốc khánh, trái tim mỗi người dân đất Việt lại dâng trào cảm xúc như được sống lại những ngày đầu nước cộng hòa non trẻ mới ra đời. Trong nắng thu vàng, trên Quảng trường Ba Đình lịch sử, hình ảnh giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn như còn hiển hiện. Nhớ về Bác Hồ muôn vàn kính yêu, chúng ta càng tự hào về những năm tháng hào hùng của mùa Thu năm 1945. Tinh thần Cách mạng Tháng Tám sẽ còn mãi tỏa sáng, là nguồn sức mạnh to lớn của thời đại mới, là động lực và chỉ dẫn quan trọng cho sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước. Sau 77 năm, bản Tuyên ngôn Độc lập vẫn còn nguyên giá trị, khẳng định ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn Độc lập đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam, đưa đất nước vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, giữ vững độc lập chủ quyền, xây dựng và phát triển đất nước.

   77 năm qua, với bản lĩnh kiên cường và truyền thống yêu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng đập tan mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược với chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; tiếp đó là các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc.

   Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta cũng đã vượt qua bao khó khăn, thách thức, với sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu, hiệu quả của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực: Quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng nhanh; từ một nước nghèo, kém phát triển Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa các mục tiêu Thiên niên kỷ, nhất là về giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế, giáo dục...

   Đặc biệt, sau 36 năm đổi mới (1986 - 2022) Việt Nam đã đạt được những thành tự to lớn, đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển, đang tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sâu rộng. Kinh tế tăng trưởng cao và ổn định; đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Những thành tựu có ý nghĩa lịch sử này chính là minh chứng cho lời thề độc lập năm 1945 và cũng khẳng định tinh thần đoàn kết, ý chí bất khuất và khát vọng phát triển vươn lên của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

   Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Nhớ về mùa Thu độc lập năm ấy, chúng ta càng nỗ lực chung tay thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đã đề ra, hướng tới mục tiêu: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

   Thu sang, khi trên các con đường, tuyến phố ở Thủ đô Hà Nội cũng như ở các địa phương rực rỡ cờ hoa, băng rôn, khẩu hiệu chào mừng Quốc khánh, niềm hân hoan, phấn khởi lại rộn ràng trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam. Lời Tuyên ngôn Độc lập năm xưa như vẫn còn đây, vang vọng khắp non sông, mãi là niềm tự hào, là lời kêu gọi chúng ta tiếp tục đoàn kết một lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giữ vững độc lập, chủ quyền, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc!

Thanh Thảo

 
 

Trang 1 trong tổng số 8

lichcongtactuan lichcongtacthang
lichcongtactuan lichcongtacthang
lichcongtactuan lichcongtacthang
ooffice
tracnghiemtructuyen

Văn bản mới

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kế

  • Các thành viên : 4
  • Nội dung : 354
  • Liên kết web : 10
  • Số lần xem bài viết : 1899837

Online

Hiện có 57 khách Trực tuyến

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ

Xã Tam An – Huyện Phú Ninh – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 0510.3849211

Bản quyền thuộc về trường THPT Trần Văn Dư – Do công ty TAVICO - 0909.378.208 thiết kế website hàng đầu Quảng Nam ..