Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
  • Điểm tin
Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án: MA TRẬN, ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2, NĂM... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 19:43
Tin hoạt động: TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ TUYÊN TRUYỀN LUẬT GIAO THÔNG... - Thứ bảy, 15 Tháng 4 2023 07:32
Tin hoạt động: NGÀY SÁCH VIỆT NAM LẦN THỨ 2 NĂM HỌC 2022-2023 - Thứ sáu, 14 Tháng 4 2023 08:01
Thông tin, thông báo: DANH SÁCH HỌC SINH KIỂM TRA GIỮA KỲ 2, NĂM... - Thứ năm, 16 Tháng 3 2023 13:08
Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án: Ma trận kiểm tra giữa học kỳ 2, năm học... - Thứ ba, 07 Tháng 3 2023 14:40
Thời khóa biểu: THỜI KHÓA BIỂU HK 2, ÁP DỤNG TỪ 16.01.2023 - Thứ hai, 30 Tháng 1 2023 07:49
Kế hoạch giáo dục của nhà trường: KẾ HOẠCH KIỂM TRA CUỐI KỲ 1, NĂM HỌC 2022-2023 - Thứ ba, 03 Tháng 1 2023 10:08
Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án: Ma trận, Đề kiểm tra, Đáp án - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 18:00
KHHĐ Tổ chuyên môn: Kế hoạch Tổ chuyên môn - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 15:51
Kế hoạch giáo dục của nhà trường: Kế hoạch năm học 2022-2023 - Thứ sáu, 30 Tháng 12 2022 12:17
Blue Grey Red
Chào mừng kỉ niệm 48 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023)
Sưu tầm từ Internet

Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”. Tuy nhiên ngày Nhà giáo Việt nam bắt nguồn từ đâu có lẽ không phải ai cũng biết.

Vào ngày 20/11, các thế hệ học sinh trên cả nước thường tặng hoa và quà chúc mừng các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Nguồn gốc của ngày lễ hiến chương nhà giáo Việt Nam

Tháng 01/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).

Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương. 

baiviet20-11

Nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958.

Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.
Hàng năm, kỷ niệm lịch sử ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến nói chung.
Theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong đó có điều khoản quy định, lấy ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, là lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Ý nghĩa Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nguồn: giaoduc.net.vn

 

5 lời khuyên trước khi vào "cổng trường đại học"

làm thế nào để các bạn có thể vượt qua giai đoạn "quá độ" từ học sinh trung học trở thành sinh viên đại học và nắm lấy những cơ hội thành công cho mình...

Bước vào cổng trường đại học với biết bao điều bỡ ngỡ, các tân sinh viên gặp không ít khó khăn trong việc định hướng một lối đi riêng cho mình. Nhiều sinh viên, với tư tưởng xả hơi, giải tỏa street đã quỵ ngã trên con đường đi đến thành công ngay từ năm nhất.

Dưới đây là 5 điều cơ bản cho sinh viên năm thứ nhất:

1. Đầu tiên hãy xây dựng những mối quan hệ bên trong và bên ngoài trường đại học. Những mối quan hệ này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình học tập và ngay cả sau khi bạn tốt nghiệp. Có thể bắt đầu với một công việc làm thêm tại cantin hay trở thành tình nguyện viên của một câu lạc bộ. Bạn sẽ học được cách sống, cách làm việc và cả cách chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Từ đó bạn sẽ trưởng thành hơn, chín chắn hơn và tự tin hơn trong cuộc sống.

2. Sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất, học đại học đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều thời gian hơn và  không phải chịu sự quản lý của bố mẹ về mọi mặt vì thế bạn cũng sẽ “dễ dãi” với bản thân hơn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng ” vung tay quá trán” quỹ thời gian của mình nhé, hãy phân chia 24h/ngày thật phù hợp cho những việc cần làm như lên lớp, lên thư viện, tự học tại nhà, nghĩ ngơi …Bạn sẽ không tiêu tốn vô ích thời gian của mình.

noi-lo-truoc-them-nam-hoc-moi.png

Ảnh minh họa

3. Lập mục tiêu cho mình. Khi xác lập mục tiêu đó, bạn hãy đặt nó cao hơn khả năng của bạn nhé. Thông thường, những người đặt mục tiêu cao hơn khả năng thực sự của họ sẽ có cơ hội thành công cao hơn những người đăt mục tiêu ngang hoặc thấp hơn khả năng của mình.

4. Môi trường đại học sẽ khác hơn rất nhiều so với môi trường trung học. lúc này các bạn sẽ được tiếp xúc với rất nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Đôi lúc nó sẽ khiến bạn mệt mỏi và chán nản, vì  bạn vẫn chưa quen với môi trường mới, cuộc sống mới. Hãy chấp nhận và can đảm để thay đổi chính mình, chỉ có cách đó mới khiến bạn trưởng thành hơn.  Hãy học tập những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy snags tạo và kỹ năng tự học, bạn sẽ dễ dàng tiếp nhận và thchs thú với “cuộc sống mới” này.

5. Hãy trau dồi và rèn luyện những kỹ năng mềm đó thật tốt để bạn có thể tự tin sau khi tốt nghiệp. Cuộc sống thực khắc nghiệt hơn nhiều những gì bạn nghĩ. Bạn sẽ không còn thấy  cuộc sống là một màu hồng đẹp đẽ, bạn sẽ nhận ra rằng nếu không “biết cách sống” bạn sẽ bị đẩy ra khỏi lề xã hội. Lúc ấy, bạn sẽ vô cùng chán nản và thất vọng, bạn sẽ ngập đầu trong nỗi buồn, nếu không đủ bản lĩnh để vượt qua những khó khăn ấy bạn sẽ trượt dài trong chuỗi ngày đen tối đó. Vậy nên, ngay từ bây giờ hãy học cách đương đầu với khó khăn thử thách, họ các kỹ năng sống cần thiết để tự mình vượt qua những trở ngại trong cuộc đời.

( Internet )

 
 

Những điều sĩ tử cần biết sau khi thi xong

Thí sinh có hơn 2 tuần nghỉ ngơi trước khi có kết quả thi để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ.

thidh2015 

1. Trước ngày 20/7: Hội đồng thi hoàn thành chấm thi và báo cáo sơ bộ kết quả.

2. Chậm nhất ngày 20/7: Gửi dữ liệu kết quả thi của các thí sinh đã đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT có thí sinh dự thi.

3. Trước ngày 25/7: Các Sở GD&ĐT hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT. Cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi báo cáo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT sơ bộ về Bộ Giáo dục và Đào tạo, công bố kết quả tốt nghiệp THPT.

4. Trước ngày 27/7: Hiệu trưởng trường phổ thông cấp Giấy Chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) cho thí sinh.

5. Trước ngày 30/7: Các Hội đồng thi do trường đại học chủ trì in và gửi Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh đã đăng ký dự thi để xét tuyển sinh đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ).

6. Trước ngày 30/7: Các đơn vị đăng ký dự thi thu nhận đơn phúc khảo và lập danh sách phúc khảo kể từ ngày công bố kết quả thi.

7. Chậm nhất ngày ngày 30/7: Các đơn vị chuyển dữ liệu phúc khảo cho sở GDĐT.

8. Chậm nhất ngày 31/7: Các sở Giáo dục và Đào tạo chuyển dữ liệu phúc khảo cho các Hội đồng thi.

9. Hoàn thành chậm nhất ngày 5/8: Các Hội đồng thi tổ chức phúc khảo bài thi (nếu có).

10. Chậm nhất ngày 6/8: Các sở Giáo dục Đào tạo Hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp THPT sau phúc khảo.

12. Chậm nhất ngày 7/8: Cập nhật vào phần mềm Quản lí thi và gửi báo cáo kết quả tốt nghiệp THPT chính thức và dữ liệu về Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục.

13. Trường ngày 15/8: Các sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Nhà Trường gửi danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT chính thức về Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

14 . Xét tuyển nguyện vọng I từ ngày 1/8 đến 20/8. Các trường ĐH, CĐ công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng I trước ngày 25/8.

- Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển nguyện vọng I để đăng ký vào 1 trường ĐH hoặc CĐ, mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng vào các ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;

- Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng I, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác;

- Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau;

- Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng I, không được đăng ký  ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

15. Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung: Có 4 đợt, trong thời gian từ ngày 25/9 đến ngày 15/11.

- Thí sinh có thể dùng đồng thời 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 4 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4;

- Các nguyện vọng (từ 1 đến 4 trong một trường) của thí sinh có giá trị xét tuyển như nhau. Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau;

- Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển, thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo;

- Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.

16. Đối với thí sinh đăng ký vào trường tổ chức tuyển sinh riêng:

Thí sinh phải có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh; Đáp ứng các yêu cầu xét tuyển quy định tại Đề án tự chủ tuyển sinh của trường.

                                                                                                                                                             Tổng hợp theo viettelstudy.vn

 
 

Kỳ thi quốc gia 2015: Thử thách không nhỏ đối với thầy và trò

Dạng đề mở, nghị luận xã hội - môn ngữ văn trong đề thi tốt nghiệp quốc gia năm 2015 tuy không mới nhưng là một thử thách không nhỏ đối với thầy và trò.

luu_y_cach_ra_de_va_lam_bai_voi_de_van_mo1.jpg

Trả lời báo chí, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí & kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT cho biết, trong kỳ thi "hai trong một" năm nay, Bộ GD-ĐT không ban hành cấu trúc đề thi để góp phần khắc phục tình trạng học tủ, học lệch, luyện thi tràn lan.

Thực ra, từ năm 2010, Bộ GD-ĐT đã không ban hành cấu trúc đề thi mà ban hành hướng dẫn ôn tập. Với xu hướng ra đề thi tăng cường đánh giá năng lực, do vậy các em không nên quá chú trọng vào cấu trúc đề thi như trước đây.

Về lâu dài, đề thi sẽ theo hướng kiểm tra năng lực của thí sinh phù hợp với mục tiêu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy năng lực và phẩm chất của người học. Những kinh nghiệm tốt trong công tác đề thi những năm gần đây sẽ tiếp tục được phát huy.

Đề thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước nên thí sinh có thể tham khảo các đề thi này. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12.

Đề thi đảm bảo phân hoá trình độ thí sinh và phải đạt được 2 mục đích là xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Vì vậy, đề thi gồm các câu hỏi từ dễ đến khó, vừa đáp ứng yêu cầu cơ bản (thí sinh chỉ cần trả lời được các câu hỏi này là đã đủ điều kiện để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để phân hoá thí sinh, phục vụ công tác tuyển sinh ĐH, CĐ).

Có thể nói, cách ra đề thi những năm gần đây, nhất là đề thi các môn Khoa học Xã hội và Nhân văn có nhiều cải tiến, đổi mới, đi theo hướng mở để tạo điều kiện cho học sinh huy động kiến thức tổng hợp, liên môn và vốn sống của mình vào việc làm bài (chẳng hạn, trong đề thi Ngữ văn có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân...); khắc phục tình trạng học sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc, được giới chuyên môn, thầy cô giáo, học sinh và dư luận xã hội đánh giá cao.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi, những người thầy cô giáo đang trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn có một số trao đổi, chia sẻ với độc giả về cấu trúc đề thi, việc dạy và học môn Ngữ văn.

Theo tinh thần đó, đề thi môn Ngữ văn năm nay tiếp tục cũng sẽ có hai phần: đọc – hiểu và viết. Cụ thể, kiểm tra kiến thức về tiếng Việt như chính tả, ngữ pháp, chấm câu, dùng từ, logic...; yêu cầu tóm tắt ý chính của một đoạn văn cho trước; chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của biện pháp đó trong một đoạn văn, thơ cho sẵn.

Phần kiểm tra năng lực viết sẽ đưa ra hai yêu cầu, một câu là viết bài nghị luận xã hội, một câu là viết nghị luận văn học. Ở câu nghị luận xã hội, câu hỏi và đáp án có tính mở, có tính chất tích hợp các kiến thức lịch sử, địa lý, đạo đức, văn hoá.

Câu nghị luận văn học thì đáp ứng yêu cầu phân hoá cao, hướng tới tuyển sinh ĐH. Đề yêu cầu vận dụng sáng tạo những hiểu biết về kiến thức, kỹ năng văn học để thực hành, phân tích, đánh giá, bình luận, bác bỏ một vấn đề văn học, một văn bản, trích đoạn.

Đáng chú ý, phần đọc hiểu, ngữ liệu của đề thi sẽ nằm ngoài văn bản sách giáo khoa. Còn phần viết nghị luận văn học, có thể đụng đến những văn bản văn học không được đưa vào sách giáo khoa.

Cách ra đề thi theo hướng mở và tích hợp như thế, có nhiều cái lợi: chống được tình trạng học tủ, học vẹt, học thuộc lòng, lạm dụng sách văn mẫu; đánh giá được năng lực học sinh, phát huy tốt khả năng thông hiểu, vận dụng, kể cả năng lực phân tích, đánh giá, sáng tạo ở người học.

Có thầy, cô giáo cho rằng thay đổi như vậy là bất ngờ, gây khó khăn với nhiều học sinh. Nhưng thực ta, thì phần đọc- hiểu, phần nghị luận xã hội từ lâu đã thể hiện khá " đông đặc" trong chương trình, sách giáo khoa mà đối với đại bộ phận giáo viên môn ngữ văn không hề xa lạ về nó.

Hơn nữa, đề kiểm tra, đề thi môn văn các năm gần đây học sinh và giáo viên đã quá quen với kiểu đề mở, đề tích hợp, đề xã hội rồi.

Đối với người thầy, càng dạy, mới thấy dạy dạng đề mở, kết hợp giữa văn học và xã hội, đề về xã hội, đời sống, ngoài sách giáo khoa khó hơn dạng đề văn học, mang tính khuôn mẫu trước đây. Văn bản, nghị luận văn học, mọi cái gần như có sẵn trong sách, giáo án hết. Còn dạng đề mở, đề kết hợp, nghị luận xã hội lại mông lung, mỗi đề có yêu cầu riêng, dường như không có mẫu số chung.

Ngoài kỹ năng, phương pháp, muốn dạy tốt dạng đề mở, đề xã hội, người thầy cần trải nghiệm, tìm hiểu, huy động nhiều từ vốn sống thực tế và các phương diện của đời sống. Giáo viên nào, nếu chủ quan, ít chịu khó đọc, tìm hiểu, sẽ gặp khó khăn trong giảng dạy.

Qua thực tế dạy học, chúng tôi thấy được cái "bí" của học trò, cái khó của thầy giáo khi "đụng" vào dạng đề mở, đề tích hợp, đề nghị xã hội. Kể cả, đến lúc đi chấm thi, câu đề mở, đề xã hội cũng là câu khiến các giám khảo "đau đầu" và "sợ nhất" khi đánh giá, cân nhắc cho điểm. Đọc nhiều bài làm tốt nghiệp THPT năm vừa rồi của học sinh về câu 1, phần đọc- hiểu đoạn văn liên quan đến giàn khoan 981 của Trung Quốc xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, từ đề thi môn Ngữ văn, các vị giám khảo chúng tôi từng bất ngờ, ngạc nhiên về những thông tin cập nhật, thời sự, những ví dụ, số liệu mới lạ của các em đưa vào trong bài.

Về cách hiểu và làm bài dạng đề mở, nghị luận xã hội của học sinh, chúng tôi nhận thấy, hầu hết thí sinh rất thoải mái, tự tin khi làm dạng đề đó, bởi lẽ từ chương trình học lớp 6 đến lớp 12, học sịnh đã được học và thực hành khá nhiều.

Hơn nữa, dạng đề mở, đề xã hội, các em ít bị áp lực phải thuộc nhớ dẫn chứng, chi tiết cụ thể, chính xác như trong nghị luận văn học. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi thí sinh phải biết tư duy, vận dụng, chọn lọc dẫn chứng, cách thể hiện cho phù hợp với yêu cầu của từng đề mới có được điểm cao.

Đánh giá về chất lượng làm bài đọc- hiểu, câu hỏi mở, kết hợp nghị luận văn học và nghị luận xã hội của thí sinh, thầy Bùi Tấn Nam ( thành phố Quảng Ngãi) giáo viên lâu năm, từng tham gia coi thi, chấm thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học nhiều lần, nhận xét: "Trong kiểm tra bài viết tại lớp, lẫn thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, tôi nhận thấy, phần lớn, các em làm hoàn thành nhanh dạng câu đọc- hiểu, nghị luận xã hội này trong khoảng 50-60 phút. Tuy nhiên, khi chấm thi, lại thấy ít có bài viết tốt, hoàn chỉnh. Nhiều bài, thí sinh viết rất lung tung, luận điểm, ý tứ rời rạc, dẫn chứng quá vụn vặt, so sánh khập khiễng không phù hợp.

Đặc biệt có nhiều bài rơi vào tình trạng nói chung chung, toàn hô khẩu hiệu, thiếu những ví dụ, dẫn chứng cụ thể, sinh động, xác đáng. Có lẽ, nhiều thí sinh, chưa được rèn luyện tốt về kỹ năng và kiến thức đời sống, thực tế còn hạn hẹp và ở trường, lớp, một số giáo viên dạy văn chưa có phương pháp tối ưu để hướng dẫn học sinh luyện tập dạng bài đề mở, đề tích hợp văn học và xã hội."/.

Theo GDVN

 
 

Xu thế chọn nghề của học sinh

Theo khảo sát của một số đơn vị dự báo nhân lực, trong năm 2014, số lượng học sinh chọn học nhóm ngành kinh tế - tài chính đã giảm hẳn so với những năm trước đó.

laodong

Hình minh họa (nguồn từ thanhnien.com.vn)

Kinh tế giảm, kỹ thuật tăng nhẹ
 Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM vừa công bố số liệu phân tích thị trường lao động năm 2014 và dự báo nhân lực năm 2015 tại TP.HCM. Theo đó, số liệu khảo sát tại 47 trường THPT trên địa bàn thành phố năm 2014 cho thấy đa số học sinh (HS) THPT có xu hướng quan tâm tìm hiểu về các nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ và kinh tế - tài chính. Tuy nhiên, so năm 2013, năm 2014 tỷ lệ HS có nhu cầu chọn nhóm ngành kinh tế - tài chính giảm từ 30,43% (năm 2013) xuống 25,77% (năm 2014). Nhu cầu HS chọn nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ có xu hướng tăng nhẹ từ 31,24% (năm 2013) lên 31,33% (năm 2014). Với nhóm ngành sư phạm - quản lý giáo dục, nhu cầu HS chọn học tăng từ 10,80% lên 16,59%. Một số nhóm ngành nghề nghệ thuật - thể dục thể thao, khoa học tự nhiên, nông - lâm - ngư cũng có xu hướng giảm.
 
Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó giám đốc trung tâm, số liệu này cho thấy tình trạng HS chủ yếu thích đăng ký theo học các nhóm ngành kinh tế - tài chính đã giảm hẳn so với mọi năm. Thay vào đó, nhu cầu tăng trong các nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ, sư phạm - quản lý giáo dục, y dược, khoa học xã hội - nhân văn. Đây là điều đáng mừng và chứng tỏ công tác tư vấn, truyền thông về định hướng nghề nghiệp cho HS phổ thông tại thành phố tiếp tục thực hiện đạt được hiệu quả và chất lượng, làm thay đổi được phần nào suy nghĩ trong việc chọn nghề của HS.
 Nhu cầu cao lao động có tay nghề
 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 1.10.2014, lực lượng lao động cả nước là 54,4 triệu người, tăng 583,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2013; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,8 triệu người, tăng 121,2 nghìn người. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 9 tháng năm nay là 2,12% (năm 2013 là 2,2%). Như vậy, có thể thấy tình trạng thất nghiệp vẫn chưa có chuyển biến tốt.
 
Tại TP.HCM, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật (có bằng cấp) tăng hằng năm. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển dụng lao động nhóm này lại tăng không đáng kể và ít hơn lực lượng khác. Cụ thể, năm 2014, nhu cầu lao động có trình độ trên ĐH - ĐH - CĐ chiếm 32,12%, trong khi nhu cầu đối với người chưa qua đào tạo chiếm 32,64%, đối với lao động có trình độ sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật - trung cấp chiếm 35,24%.
 Đến năm 2015, theo dự báo, nhu cầu nhân lực theo trình độ chuyên môn được sắp xếp từ cao xuống thấp: chưa qua đào tạo (30,69%), trung cấp (22%), CĐ (16,61%), ĐH (15,78%)…
 Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cũng cho rằng nguồn lao động là lực lượng sinh viên, học viên mới tốt nghiệp thiếu các yếu tố cho quá trình hội nhập (trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ngoại ngữ).
 Trước đó, theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, có khoảng 162,4 nghìn người có trình độ từ ĐH trở lên đã mất việc làm trong quý 1/2014, tăng 4,3 nghìn người so với quý 4/2013. Con số thất nghiệp của người có trình độ CĐ là 79,1 nghìn, tăng 7,5 nghìn người so với cuối năm ngoái.
 Đối diện với AEC
 Năm 2015, VN sẽ gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các nước thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc này một mặt tạo cơ hội cho dịch chuyển lao động có chất lượng, song mặt khác lại đặt ra những thách thức lớn cho lao động thiếu kỹ năng.
 Báo cáo “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung” do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện và công bố vào tháng 9.2014, cho biết các nước ASEAN cho phép lao động thuộc 8 ngành (kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du lịch) được quyền di chuyển tìm việc làm sau khi AEC hình thành thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương. Đây là những lao động thuộc nhóm lao động có chất lượng, được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ ĐH trở lên, thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn, trong năm 2015 sự dịch chuyển sẽ không ồ ạt. Chủ yếu các công ty nước ngoài chỉ hút chất xám nhân lực cao. Chúng ta sẽ có thuận lợi khi có nhiều nhân lực thừa ra do tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ tham gia tiến trình này. Sau đó khoảng 1 - 2 năm, khi ổn định nhân lực thì mới tăng lưu chuyển lao động.
 Riêng tại TP.HCM, năm 2015 cần khoảng 265.000 lao động. Tuy nhiên, số lượng này sẽ phải chia sẻ với lao động các nước khi họ tràn vào VN thông qua AEC. Trong khi đó, các đơn vị đào tạo lại chưa quan tâm đúng mức đến điều này. Theo các chuyên gia, sự chậm chân đó khiến lao động VN thêm khó khăn tìm việc trong năm 2015.
 Hiện tại có 3 vấn đề thách thức của nguồn nhân lực VN là kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp. Thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động nhưng cũng đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác như khả năng giao tiếp, sử dụng vi tính, kỹ năng làm việc nhóm, báo cáo, tìm hiểu và xử lý thông tin, đặc biệt là năng lực tổ chức công việc thật hiệu quả.
 

Năm 2015, tăng yêu cầu về lao động chất lượng, trình độ

Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, xu hướng năm 2015 và các năm tới, thị trường lao động tiếp tục tăng nhanh phát triển theo hướng tăng yêu cầu chất lượng, trình độ và hạn chế về số lượng. Nhu cầu tuyển dụng lao động có chất lượng và quản lý cấp cao cho các doanh nghiệp sẽ tăng mạnh so với các năm trước, nhiều nhân viên có trình độ, kỹ năng có thể được tuyển chọn nhằm phục vụ cho chiến lược mở rộng quy mô sản xuất và phát triển các dây chuyền công nghệ.

Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao năm 2015: nhân viên kinh doanh - quản lý - bán hàng - nhân sự (25,18%), dịch vụ phục vụ (14,5%), điện tử - công nghệ thông tin (10,04%)...

- Theo thanhnien.com.vn -

 
 

Trang 1 trong tổng số 3

lichcongtactuan lichcongtacthang
lichcongtactuan lichcongtacthang
lichcongtactuan lichcongtacthang
ooffice
tracnghiemtructuyen

Văn bản mới

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kế

  • Các thành viên : 4
  • Nội dung : 357
  • Liên kết web : 10
  • Số lần xem bài viết : 2059538

Online

Hiện có 5 khách Trực tuyến

TRƯỜNG THPT TRẦN VĂN DƯ

Xã Tam An – Huyện Phú Ninh – Tỉnh Quảng Nam. Tel: 0510.3849211

Bản quyền thuộc về trường THPT Trần Văn Dư – Do công ty TAVICO - 0909.378.208 thiết kế website hàng đầu Quảng Nam ..